Khẩu nghiệp là gì? Tu như thế nào để không mắc khẩu nghiệp?

“khẩu nghiệp” là cụm từ đang được sử dụng rất thịnh hành trong giới trẻ thời gian qua. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu được rõ về khẩu nghiệp. Bài viết dưới đây của topsoikeo.org sẽ chỉ rõ ý nghĩa, tác hại và cách tu khẩu nghiệp một cách cụ thể nhất.

Khẩu nghiệp là gì?

Một trong những nghiệp nặng nhất ở Phật giáo đó chính là khẩu nghiệp. Bởi lời nói sẽ làm cho đối phương bị tổn thương một cách sâu sắc, nó mang lại nhiều hậu quả khó lường.

Trong lời nói có những lời nói mang lại những thành công cũng có những lời nói ảnh hưởng to lớn, nó có thể làm mất hết tất cả sự nghiệp của một người, có khi hủy hoại cuộc đời của người luôn. Chính vì vậy có thể thấy được lời nói rất quan trọng.

khau-nghiep-la-gi-tu-nhu-the-nao-de-khong-mac-khau-nghiep
Khẩu nghiệp là gì? Tu như thế nào để không mắc khẩu nghiệp?

Phân loại khẩu nghiệp từ miệng

Khẩu nghiệp từ miệng có 4 loại chính sau đây:

1. Thiên ngữ

Trường hợp này có thể hiểu là những người hay phát ngôn nặng để đả kích, chửi mắng làm tổn hại đến danh dự của người khác là họa từ miệng ra. Hậu quả của việc này sẽ gây hại cho người khác và mang lại quả báo cho bản thân mình.

Chính vì vậy chúng ta cần biết tôn trọng người khác, đây cũng chính là việc tôn trọng bản thân. Khi nói ra những lời nói thô tục cũng chính là bạn đang hạ thấp bản thân mình và mang nhiều tổn hại cho bản thân. Chính vì vậy bạn tuyệt đối không nên làm điều này.

2. Vọng ngữ

Theo đạo phật thì điều được coi trọng nhất đó chính là sự thành thật. Vì vậy nói dối chính là một nghiệp rất nặng. Theo phật giá thì việc nghiêm trọng nhất đó chính là không biết bản thân đang nói dối. Tuy nhiên cũng có những lời nói dối không làm ảnh hưởng đến người khác, nó chỉ là những lời nói đùa. Thế nhưng đó lại được coi là một hình thức rước họa vào thân. Chính sự nói dối của bạn đã khiến cho mọi người xung quanh xa lánh.

3. Xảo ngữ

xảo ngữ được hiểu là khi bạn sử dụng những lời nói để châm chọc, khích bác người khác, điều này thể hiện tính tình đố kỵ của bản thân. Tuy chỉ là những lời nói châm chọc nhưng cũng chính là bạn đang tạo nghiệp từ miệng. Những người thường có lời lẽ gây khiêu khích rất dễ bị mọi người xa lánh hay bị người khác trả thù

4. Ba phải

Những người có tính cách ba phải là những người vô cùng nham hiểm, tuyệt đối không nên kết giao. Theo phật giáo, Nghiệp này không phải là nói sai sự thật mà là một nghiệp ác cực kì không tốt. Những người có tính cách hai lời là lúc nói thế này lúc sau lại nói thế khác, luôn gây ra mau thuẫn trong các mỗi quan hệ. Nếu như bạn đang có tính cách ba phải thì nên bỏ ngay lập tức để tránh tạo ra nghiệp nặng và quả báo sau này

Quả báo nặng nề do khẩu nghiệp gây ra

Để đại chúng hiểu hơn về quả báo nặng nề do khẩu nghiệp gây ra; Sư Phụ đã kể câu chuyện chú Sa-di chê vị Tỳ-kheo tụng kinh giọng như chó sủa. Vị Tỳ-kheo này đã chứng Thánh quả nên đã khuyên bảo chú Sa-di sám hối nếu không muốn bị đọa địa ngục. Tuy đã sám hối và thoát tội địa ngục nhưng chú Sa-di này vẫn phải chịu quả báo 500 kiếp làm chó. Từ câu chuyện chúng ta thấy rằng một lời nói dường như vô tình, vô ý, không ác hại ai mà phải chịu nghiệp báo rất nặng nề.

Dù ở xã hội nào cũng tồn tại những người bất thiện, có tâm ganh ghét, đố kỵ. Họ có thể tạo nhiều tội ác từ miệng của mình. Họ cũng có thể tung tin, bịa đặt, nói xấu người khác, hoặc các bậc Thánh nhân, các vị tu hành. Sư Phụ khuyên các Phật tử trước một thông tin nào đó, phải xem xét thật kỹ khi tiếp nhận. Nếu ta tin hoặc tùy hỷ theo những điều bất thiện cũng sẽ phải nhận lại những quả báo xấu.

Trên đây chúng tôi đã giải thích về khẩu nghiệp là gì? Và những điều liên quan đến khẩu nghiệp. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều điều hữu ích đối với bạn.

Tin liên quan