Bán khoán con lên chùa là gì? Có dễ nuôi hay không

Việc bán khoán con lên chùa đã trở thành một tập quán quen thuộc của người Việt Nam. Thế nhưng ít ai có thể hiểu hết được về việc bán khoán con lên chùa là gì? Nó có dễ nuôi hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 

Bán khoán con lên chùa là gì?

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian. Đây là một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Theo quan niệm của người xưa thì người mẹ sau khi thụ thai 15 ngày phải có Vong Hồn Nhị Giới Đầu Thai vào tạm thời tá túc thì thai đó mới giữ được. Khi đứa trẻ có tim thai thì đây chính là lúc vong hồn chính thức trú ngụ và hoạt động. Từ đó hình thành nên một sinh linh trog bụng người mẹ.

ban-khoan-con-len-chua-la-gi-co-de-nuoi-hay-khong
Bán khoán con lên chùa là gì? Có dễ nuôi hay không

Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm rằng những đứa trẻ sinh ra hay quấy khóc, đau yếu không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm nên rất khó nuôi, hay ốm đau. Chính vì vậy mà nhiều gia đình đã mong muốn được nương nhờ vào Phật pháp, vào Thánh. Để đức Phật có thể che chở cho con cái của họ. Cũng bởi thế mà tín ngưỡng bán khoán diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.

Bán khoán tiến hành như thế nào?

Việc bán con vào cửa thánh hay cửa chùa chỉ giải quyết về niềm tin tôn giáo. Hầu như các gia đình thấy con khó nuôi thì đưa con lên chùa bán khoán. Tại đây các sư trụ trì sẽ chọn ngày và lên chánh điện làm lễ.

Bố mẹ sẽ đưa những đứa trẻ này lêm chùa hay đền nhờ vị sư trụ trì tại đó viết sớ , ghi rõ tên tuổi đứa trẻ , ngày tháng / năm sinh / giờ sinh / bán cho Đức Thánh. Kèm theo đó là một mâm lễ vật để đặt ên ban thờ Đức Thánh mà đứa trẻ cần bán tới . Cho tới khi cúng xong thì sẽ đem những tấm sớ đó đi đốt.

Hiện nay, có hai hình thức bán khoán con lên chùa:

Thứ nhất: Bán khoán đến hết năm 13 tuổi, sau đó “chuộc” con ra.

Theo dân gian thì năm năm 13 tuổi là năm hạn. Khi qua tuổi 13 thì những đứa trẻ này sẽ không còn là trẻ con nữa, những vận hạn cũng sẽ không còn. Vì vậy mà bố mẹ có thể chuộc về và nuôi như những đứa trẻ bình thường

"<yoastmark

Thứ hai: Bán khoán trọn đời.

Trường hợp này là những đứa trẻ sẽ đưuọc bán khoán cả đời đứa trẻ trên chùa, không bao giờ chuộc về cả. Hầu hết những đứa trẻ được coi là “cao số” hay “có số khổ cả đời” sẽ theo trường hợp này.

Khi bán khoán con lên chùa thì bố mẹ không phải nhất thiết đi chùa đều đặn hàng tháng. Việc quan trọng nhất là bố mẹ và những đứa trẻ đó nên làm nhiều việc thiện, giúp đỡ mọi người.

Thời điểm bán khoán con cho chùa

Việc bán khoán con lên chùa tùy thuộc vào từng đứa trẻ khi nó có những biểu hiện như ốm đau sài, biếng ăn liên tục;…thì bố mẹ sẽ nghĩ đến việc bán khoán con lên chùa. Do đó có đứa trẻ bán khoán từ khi thôi nôi, có đứa thì năm 3-4-5 tuổi. Không chỉ có vậy nhiều đứa trẻ tren 10 tuổi vẫn được bán khoán.

Cũng có những quan niệm cho rằng những đứa trẻ sơ sinh đủ ba tháng mười ngày sẽ được bán khoán lên chùa. Đây là lúc những đứa trẻ này đã đã sạch hết những ô uế của lúc ra đời và người mẹ cũng đã hết tuần chay gái đẻ, không còn nhưng dơ dáy của buổi lâm bồn nữa.

Lúc này cha mẹ đứa bé phải lễ trước bàn thờ, trong khi thầy cúng đọc sớ. Sớ đọc xong, được đem hóa. Một bản khoán lưu ở đền chùa, còn một bản khoán cha mẹ đứa bé mang về. Theo quan niệm thì từ ngày bán khoán thực tế sẽ mang họ cha nhưng theo giới tâm linh thì đứa trẻ đó sẽ mang họ của thần phật.

Việc bán khoán là nên, cần thiết, thực tế nghiệm chứng một số trường hợp cha mẹ có cung mệnh kết hợp xấu – Tuyệt mệnh, hay kết hôn phạm năm kim lâu, phạm ngày kết hôn Kim thần thất sát… hiếm muộn con cái đã đành, nếu có còn khó nuôi.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giải thích về việc bán khoán con lên chùa. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu thêm về vấn đề này.

Tin liên quan